Hệ thống giao thông tỉnh Sơn La

Hệ thống GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La (tính đến 04/4/2018) có tổng chiều dài mạng: 10.341 Km mật độ đường ô tô đạt 0,68Km/Km2 . Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đạt 11.645 Km đạt mật độ 0,82 Km/Km2.

 *  Hệ thống đường bộ:   dài  10.341Km

– Đường Quốc lộ  gồm 10 tuyến tổng chiều dài 881  Km  .

+ Quốc lộ 6: (Địa phận tỉnh Sơn La Nà Bai – Đèo Pha Đin) dài  212 Km.

+ Quốc lộ 6B: Tông Lệnh – Quỳnh Nhai: dài 33Km

+ Quốc lộ 6C: Tà Làng Cò Nòi: 69,2Km (nhánh phụ đi Lao Khô)

+ Quốc lộ 37: (Địa phận tỉnh Sơn La Đèo Lũng Lô – Nà ớt) dài 139,3 Km

+ Quốc lộ 43: (Gia Phù – Lóng Sập)  dài 112 Km.

+ Quốc lộ 279:  (Cáp Na – Mường Giàng – Minh Thắng) dài 55 Km.

+ Quộc lộ 279D: Hội Quảng – Mường La – Sơn La dài 76Km

+ Quốc lộ 32B:  Ngả 2 (Thu Cúc) – Mường Cơi  (Phù Yên) dài 11 Km.

+ Quốc lộ 4G:  (Sơn  La – Sông Mã – Sốp cộp) dài 123 Km. (được Bộ giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định số 1448/QĐ-BGTVT ngày 05/07/2011)

+ Quốc Lộ 12: Sông Mã – Mường Lầm – Bó Sinh dài 50,3Km (được Bộ giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định số 4345/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2015)

– Đường Tỉnh:  gồm 16 tuyến đường dài 922 Km.

– Đường Huyện: có 142 tuyến chiều dài: 2.057 Km.

– Đường Đô thị:  có 138 tuyến tổng chiều dài 143 Km.

– Đường xã: có 1.454 tuyến, tổng chiều dài: 6.056 Km

– Đường Chuyên dùng: 282 Km. (25 tuyến)

       Ngoài ra còn khoảng 4.000Km đường dân sinh ôtô không đi được; phần lớn là đường đất và chỉ khai thác được vào mùa khô; hiện toàn tỉnh còn 24 xã/204 xã chưa có đường ôtô đi được 4 mùa; 9 bản/3.293 bản chưa có đường giao thông đến bản. (số liệu đang cập nhập)

 

 Về hệ thống đường sông: Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 hệ thống sông chính chảy qua là Sông Đà (dài 378Km, gồm lòng hồ Sông Đà trên đập thuỷ điện Hoà Bình dài 203 km và lòng hồ Sông Đà trên đập thuỷ điện Sơn La dài 175 km) và Sông Mã (dài 70Km) đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng ven sông nói rinh và toàn tỉnh Sơn La nói chung; trong nhưng năm gần đây hình thức vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường thủy trên địa bàn tỉnh Sơn La đang phát triển, nhất là sau khi Công trình nhà máy thủy điện Sơn La đóng cống tích nước đã tạo ra một lòng hồ rộng lớn để Sơn La phát triển kinh tế, nuôi trồng thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch bằng đường thủy. Mặc dù cơ sở hạ tầng đường thủy chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, năng lực và khả năng tiếp nhận phương tiện vận tải thuỷ, giao thông kết nối đường bộ và đường thủy còn gặp nhiều hạn chế. Hạ tầng đường thuỷ các tuyến sông cơ bản chưa được đầu tư xây dựng, chưa kết nối đường bộ với đường thuỷ; tuyến sông Mã nhiều ghềnh thác, mực nước hồ thủy điện Hoà Bình, Sơn La biến thiên theo mùa nên hiệu quả khai thác còn rất thấp